Quy trình thi công móng nhà công nghiệp

Thi công móng nhà công nghiệp là một trong những công tác quan trọng nhất khi thi công nhà xưởng. Bởi móng sẽ đảm nhiệm chức năng nâng đỡ toàn bộ tải trọng của nhà xưởng. Móng nhà được kết cấu bởi 3 thành phần chủ yếu là: bản móng, giằng móng và cổ móng. Mỗi loại móng nhà khác nhau sẽ phù hợp với địa hình, khu vực khác nhau. Cùng DNVcons tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau đây.

Thi công móng nhà công nghiệp
Thi công móng nhà công nghiệp

Móng nhà công nghiệp là gì?

Các loại móng nhà công nghiệp (hay còn gọi là móng nhà xưởng) là nền tảng cơ sở đảm bảo độ vững chắc của công trình. Móng nhà xưởng là kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của một nhà xưởng công nghiệp hoặc trong bất kì công trình xây dựng.

Bởi các loại móng trong nhà công nghiệp sẽ chịu tác động trực tiếp tải trọng của toàn bộ công trình và truyền tải vào nền đất đảm bảo cho công trình có thể đứng vững dưới tác động của trọng lực hoạt tải sử dụng và các điều kiện tải trọng khác.

Kết cấu móng nhà xưởng bao gồm những gì?

Một kết cấu móng nhà xưởng thông thường bao gồm ba thành phần chính là:

  • Bản móng: Hay còn được gọi là đài móng. Đây là bộ phận giúp các cọc liên kết lại với nhau tạo thành một kết cấu nhất định theo tiêu chuẩn thiết kế móng nhà xưởng. Bản móng có tác dụng phân bổ lực tác dụng đều lên toàn bộ diện tích móng nhà giúp gia tăng độ bền cho công trình.
  • Giằng móng: Hay còn được biết đến với tên gọi khác là đà kiềng hoặc dầm móng, là kết cấu theo phương ngang, có nhiệm vụ đỡ tường bao. Giằng móng có tác dụng liên kết các kết cấu móng hoặc kết cấu trên móng lại với nhau nhằm gia tăng độ vững chắc, khả năng chịu lực cao cho toàn bộ công trình.
  • Cổ móng: Là phần móng nằm phía trên cùng, là nơi tiếp xúc trực tiếp với nền tường. Cổ móng có tác dụng liên kết các kết cấu chịu lực bên trên với móng nhà nhằm tiếp thu tải trọng, truyền và phân tán tải trọng đó xuống móng. Chiều cao của cổ móng cần phải được nghiên cứu và tính toán cẩn thận sao cho phù hợp nhất với phần kết cấu móng.

Phân loại móng nhà công nghiệp – nhà xưởng

Mỗi loại địa hình, loại đất của từng khu vực sẽ có phương án xây dựng móng khác nhau. Do vậy, người thực hiện cần có kiến thức và am hiểu sâu sắc về tất cả các loại móng nhà xưởng trong xây dựng là điều vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp có thể tham khảo bốn loại móng nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay:

  • Móng băng
  • Móng cọc
  • Móng đơn
  • Móng bè

# Móng băng nhà công nghiệp

Móng băng cho nhà xưởng là loại móng được sử dụng nhiều nhất hiện nay, thường có hình dạng như một dải dài độc lập hoặc giao nhau bởi các móc nối theo hình chữ thập. Có hai loại móng cơ bản là: móng băng một phương và móng băng hai phương.

# Móng cọc nhà công nghiệp

Móng cọc là một loại móng nhà xưởng được sử dụng chủ yếu trên các khu vực địa hình có nền đất yếu, dạng hình trụ. Các loại vật liệu như: bê tông, cọc,… được ghim ngầm xuống dưới đất nhằm nâng đỡ, hỗ trợ sự ổn định cho toàn bộ kết cấu bên trên. Móng cọc có hai loại chính là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.

# Móng đơn nhà xưởng

Là loại móng nhà sử dụng một cột lớn hoặc một chùm các cột nhỏ sát nhau với tác dụng chịu lực tải trọng của công trình. Móng đơn được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng các công trình nhà xưởng có tải trọng nhẹ, điển hình như nhà kho. Hiện nay, móng đơn được phân thành bốn loại chính là: móng độc lập, móng trụ, đế cột, móng cột.

# Móng bè nhà xưởng

Hay còn được gọi là nền móng. Đây là loại móng bằng phẳng nằm trực tiếp trên nền đất, trải dài toàn bộ diện tích của công trình xây dựng. Có bốn loại móng bè chính là: móng bè nấm, móng bè phẳng, móng bè có gân và móng bè dạng hộp.

Quy trình thi công móng nhà công nghiệp

Quy trình thi công xây dựng móng nhà xưởng bao gồm hai giai đoạn chính là: Đào đất móng và đổ bê tông móng.

1. Đào đất móng nhà công nghiệp

Đào đất móng là giai đoạn chiếm khá nhiều thời gian thi công của doanh nghiệp. Do vậy, để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nhân công, doanh nghiệp nên sử dụng sự hỗ trợ từ máy đào (máy xúc). Sử dụng phương tiện di chuyển để vận chuyển đất sau khi đào đến khu vực thích hợp. Bên cạnh đó, trong khi đào đất móng, doanh nghiệp cũng nên kết hợp tiến hành thi công song song một số công việc bổ trợ như: sắt cổ cột, thi công đế móng, giằng móng,…

2. Đổ bê tông móng nhà công nghiệp

Hiện nay, phần đa các doanh nghiệp khi đổ bê tông đề chọn ván ép làm khuôn. Bởi nó có đặc điểm là: nhẹ, dễ dàng cắt nối tạo hình và vận chuyển. Thông thường, nguyên vật liệu chính tạo nên kết cấu móng nhà bao gồm:

  • Ván khuôn: kích thước 20cmx4m, 25cmx4m, 30cmx4m, 35cmx4m,…
  • Ván sàn: kích thước 50cmx1m, 1mx1m, 1.5mx1m, 2mx1m;…
  • Cây giằng: kích thước 5×5, 5×10, 5×15,5×20,…

Một số lưu ý cần biết khi thi công móng nhà công nghiệp

Khảo sát địa chất không kỹ càng

Doanh nghiệp cần phải khảo sát kỹ càng địa chất nơi có ý định xây dựng nhà xưởng. Tránh xây móng nhà xưởng ở những khu vực có mực nước quá cao dễ gây ẩm thấp, hư hại cho móng. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa mạch nước ngầm với móng nhà xưởng. Khoảng cách an toàn tối thiểu cần đạt mức 0,5m.

Lên bản thiết kế không phù hợp

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ, trang bị chuyên môn cao đồng thời áp dụng chính xác các biện pháp để có thể thiết kế ra bản vẽ móng nhà phù hợp với địa chất của khu vực xây dựng. Tránh tối đa trường hợp phải chỉnh sửa, thiết kế lại gây lãng phí thời gian và công sức của doanh nghiệp.

Thi công không đảm bảo chất lượng

Đổ móng không đảm bảo chất lượng sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún, nứt sàn, thấm sàn,… Do vậy, trong suốt quá trình thi công doanh nghiệp cần phải luôn đặt chất lượng công trình lên hàng đầu.

Lơ là trong việc giám sát công trình

Phần móng chiếm 40% trong tổng giá trị công trình. Do đó nếu lơ là trong việc kiểm tra, giám sát sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà doanh nghiệp khó có thể sửa chữa được. Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát để kiểm soát chất lượng công trình của mình.

Chất liệu vật liệu kém

Chất lượng nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng của móng nhà xưởng. Doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín để có được nguồn nguyên vật liệu chất lượng đảm bảo với mức giá hợp lý.

Hy vọng bài viết chi tiết bên trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về móng nhà công nghiệp cũng như quy trình thi công móng nhà xưởng hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với đội ngũ kỹ sư tư vấn của DNVcons nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Scroll to Top