So sánh nhà thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

Nhà thép tiền chế và nhà bê tông là hai loại nhà phổ biến hiện nay. Mỗi loại nhà đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để lựa chọn được loại nhà phù hợp, dưới đây là các tiêu chí so sánh nhà thép tiền chế và nhà bê tông mà Đại Nam Việt gửi đến bạn.

1. Nhà thép tiền chế là gì?  

nhà khung thép

Nhà thép tiền chế hay nhà khung thép là loại nhà được xây dựng từ các cấu kiện, vật liệu thép. Các cấu kiện này thường được sản xuất theo kích thước và thông số kỹ thuật cụ thể, sau đó vận chuyển đến công trường để được lắp ráp theo bản thiết kế.

2. Nhà bê tông cốt thép là gì? 

nhà bê tông cốt thép

Nhà bê tông cốt thép là loại nhà truyền thống thường được xây dựng  tại Việt Nam. Trong đó, bê tông đóng vai trò là vật liệu chịu lực chính, thép đóng vai trò là vật liệu gia cường, giúp tăng khả năng chịu lực cho công trình để làm cột nhà, tường, gạch,..

3. Tiêu chí so sánh nhà thép tiền chế và nhà bê tông

3.1. Tuổi thọ công trình

a. Nhà thép tiền chế

Vật liệu thép có độ bền cao, ít bị ăn mòn bởi thời tiết, hóa chất nên nhà thép tiền chế có tuổi thọ cao hơn nhà bê tông cốt thép với tuổi thọ trung bình > 100 năm mà không cần bảo dưỡng nhiều.

b.Nhà bê tông 

Với vật liệu xây dựng chính là cát, đá, xi măng thì nhà bê tông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài, tuổi thọ trung bình rơi vào khoảng 30-40 năm, thấp hơn 3 lần so với nhà thép tiền chế. 

Ngoài những yếu tố trên, tuổi thọ công trình của nhà thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

  • Vị trí xây dựng: Nhà ở ở khu vực ven biển, có khí hậu khắc nghiệt sẽ có tuổi thọ thấp hơn nhà ở ở khu vực nội thành, có khí hậu ôn hòa.
  • Cách bảo dưỡng: Nhà ở được bảo dưỡng thường xuyên sẽ có tuổi thọ cao hơn nhà ở không được bảo dưỡng.

3.2. Khả năng chịu lực 

a. Nhà thép tiền chế 

  • Thép có khả năng chịu lực nén, kéo, uốn rất tốt, độ bền cũng như chỉ số an toàn cao. Trong khi đó, bê tông chỉ có khả năng chịu lực nén tốt, khả năng chịu kéo và uốn kém hơn.
  • Nhà khung thép tiền chế vừa có khả năng chịu lực cao hơn, vừa có có trọng lượng nhẹ hơn, giúp giảm tải trọng cho móng và nền đất.
  • Thích hợp với các công trình có yêu cầu cao về khả năng chịu lực, như nhà cao tầng, nhà xưởng, kho bãi,…

b. Nhà bê tông 

Tuy khả năng chịu lực không tối ưu như nhà khung thép nhưng nhà bê tông có độ bền tương đối cao và khả năng chống cháy tốt

3.3. Tính linh động khi thi công

a. Nhà tiền chế

  • Dễ dàng trong việc thiết kế, tải trọng nhẹ hơn nhiều so với bê tông cốt thép. Có thể uốn, nén, kéo tùy ý theo bản vẽ thiết kế.
  • Dễ kiểm soát uy tín sản phẩm do cấu kiện thép hoàn toàn được tập trung sản xuất tại công trình.
  • Khả năng vượt nhịp linh động dao động từ 9-13m.

b. Nhà bê tông cốt thép 

  • Khả năng chịu lực tốt.
  • Do thi công tại công trường nên độ tin cậy không được đảm bảo tuyệt đối.
  • Khả năng vượt nhịp thông dụng có chiều dài 7m.

>> Xem thêm: Ứng dụng nhà thép tiền chế trong mọi lĩnh vực. (chèn internal link)

3.4. Khả năng áp dụng kiến trúc

a. Nhà tiền chế

  • Dễ dàng tạo ra các cấu trúc cong, phức tạp, độc đáo.
  • Có thể kết hợp với các vật liệu mới thân thiện với môi trường.
  • Giới hạn về phong cách kiến trúc, chủ yếu là hiện đại.
  • Khó tạo ra những hoa văn uốn lượn, cầu kỳ.

b. Nhà bê tông

  • Phù hợp với mọi phong cách kiến trúc, từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại.
  • Có thể tạo ra những hoa văn uốn lượn, cầu kỳ.
  • Khó tạo ra các cấu trúc cong, phức tạp.

3.5. Giá xây dựng 

a. Giá thành vật liệu

  • Nhà thép tiền chế sử dụng thép làm vật liệu chính, thép có giá thành cao hơn các vật liệu khác, do đó chi phí vật liệu của nhà thép tiền chế cao hơn.
  • Nhà bê tông cốt thép sử dụng cát, sỏi, đá, xi măng, phổ biến dễ tìm nên giá cả rẻ.

b. Chi phí nhân công

  • Nhà thép tiền chế được sản xuất sẵn tại nhà máy, sau đó chỉ cần lắp đặt tại công trường nên chi phí nhân công của nhà thép tiền chế thấp hơn. 
  • Nhà bê tông cốt thép được thi công trực tiếp tại công trường, trải qua nhiều công đoạn xây dựng, thẩm định nên yêu cầu nguồn nhân lực cao dẫn đến chi phí nhân công cao hơn.

=> Tổng chi phí: Tổng chi phí xây dựng nhà thép tiền chế thấp hơn khoảng 30% so với nhà bê tông cốt thép. Nguyên nhân là do chi phí vật liệu của nhà thép tiền chế cao hơn, nhưng chi phí nhân công và chi phí thi công thấp hơn.

3.6. Thời gian thi công 

a. Nhà tiền chế 

Được sản xuất sẵn tại nhà máy, sau đó chỉ cần lắp đặt, bắn vít tại công trường nên thời gian thi công nhanh hơn.

b. Nhà bê tông cốt thép 

Được thi công trực tiếp tại công trường nên sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành, sau khi trám xi măng còn phải đợi kết dính hoàn toàn mới tiếp tục quá trình xây dựng, gây mất thời gian và phát sinh nhiều chi phí.

Ví dụ: một ngôi nhà 2 tầng 400m2 bằng bê tông mất 1 năm để hoàn thành thì với nhà tiền chế thời gian rút ngắn lại chỉ còn từ 5-6 tháng tháng tháng.

4. Nên xây nhà thép tiền chế hay nhà bê tông? 

Bạn nên xây nhà thép tiền chế nếu quan tâm về độ bền, chi phí, thời gian và mẫu mã. Tuy nhiên nếu xét theo góc độ phong thủy hay sở thích thì bạn có thể dựa và các yếu tố sau để lựa chọn loại nhà phù hợp cho bản thân:  

  • Nhà tiền chế phù hợp với những gia chủ yêu thích phong cách kiến trúc hiện đại, đơn giản, tinh tế.
  • Nhà bê tông phù hợp với những cá thể chuộng phong cách kiến trúc cổ điển, tân cổ điển, hoặc những người có nhu cầu tạo ra những hoa văn uốn lượn, cầu kỳ. 

Tham khảo: Mẫu nhà thép tiền chế đẹp nhất 2024.

Kết Luận

Công ty Đại Nam Việt nhận các loại hình dịch vụ liên quan đến thi công, thiết kế nhà cửa bằng khung thép tiền chế, hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới để nhận được ưu đãi sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Scroll to Top