Hợp đồng thi công nhà thép tiền chế không chỉ là tài liệu pháp lý quan trọng mà còn là cơ sở để đảm bảo dự án diễn ra thuận lợi. Trong bài viết này, Đại Nam Việt sẽ cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng thi công nhà thép tiền chế và cách phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau.
1. Hợp đồng thi công nhà thép tiền chế là gì?
Hợp đồng thi công nhà thép tiền chế là văn bản pháp lý giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công, được ký kết nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thi công nhà thép tiền chế. Hợp đồng thi công nhà thép tiền chế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia, giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ.
>> Xem thêm: nhà thép tiền chế là gì?
2. Phân loại hợp đồng thi công nhà thép tiền chế
Việc phân loại hợp đồng thi công nhà thép tiền chế giúp chủ đầu tư và nhà thầu hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng và góp phần thành công của dự án. Hợp đồng thi công nhà thép tiền chế có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:
2.1.Theo hình thức giá:
- Hợp đồng trọn gói: Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm thi công toàn bộ công trình với một mức giá cố định.
- Hợp đồng theo đơn giá: Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm thi công từng hạng mục công việc với một đơn giá cố định.
- Hợp đồng khoán gọn: Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm thi công toàn bộ công trình với một mức giá khoán gọn.
2.2. Theo tính chất, nội dung công việc:
- Hợp đồng tư vấn: Hợp đồng ký kết về việc tư vấn 1 phần hoặc toàn bộ về thiết kế, thi công của công trình xây dựng nhà thép tiền chế.
- Hợp đồng thi công xây dựng nhà thép tiền chế: Hợp đồng ký kết về việc thực hiện thi công cho 1 số hạng mục hoặc toàn bộ công trình nhà thép tiền chế (hợp đồng tổng thầu).
- Hợp đồng mua sắm trang thiết bị: Hợp đồng ký kết giữa bên cung cấp thiết bị lắp đặt cho công trình và chủ đầu tư.
- Hợp đồng thiết kế và thi công: Hợp đồng ký kết cho việc thiết kế, thi công nhà thép tiền chế cho chủ đầu tư.
- Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị: Hợp đồng ký kết việc việc thực hiện thiết kế và mua sắm các thiết bị lắp đặt cho công trình.
- Hợp đồng cung cấp thiết bị và thi công: Hợp đồng ký kết việc mua sắm các thiết bị và thi công lắp đặt hoàn thiện cho công trình.
- Hợp đồng chìa khóa trao tay: Hợp đồng bao gồm việc thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị hoàn thiện và bàn giao cho chủ đầu tư.
- Hợp đồng cung cấp nhân lực và thiết bị máy móc thi công: Hợp đồng ký kết cho việc cung cấp nguồn nhân lực và các trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho thi công công trình.
2.3. Theo mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng
- Hợp Đồng Nhà Thầu Chính:
- Nhà thầu chịu trách nhiệm chính về toàn bộ dự án.
- Ưu điểm: Quản lý dễ dàng, một người chịu trách nhiệm.
- Nhược điểm: Áp lực lớn, khả năng gia tăng chi phí.
- Hợp Đồng Tổ Hợp (Joint Venture):
- Hai hoặc nhiều nhà thầu hợp tác để thực hiện dự án.
- Ưu điểm: Chia sẻ rủi ro chi phí và nguồn lực.
- Nhược điểm: Đòi hỏi sự hiểu biết và hợp tác cao giữa các đối tác.
3. Tiêu chí lựa chọn hợp đồng phù hợp
Tùy theo mục đích công việc mà chủ đầu tư và nhà thầu có thể lựa chọn loại hợp đồng thi công nhà thép tiền chế phù hợp. Dưới đây là một số yếu tố để cân nhắc:
3.1. Mục đích của dự án:
- Nếu chủ đầu tư chỉ cần nhà thầu thi công phần thô của công trình, thì có thể ký kết hợp đồng thi công xây dựng nhà thép tiền chế phần thô.
- Nếu chủ đầu tư cần nhà thầu thực hiện cả việc thiết kế và thi công công trình, thì có thể ký kết hợp đồng thiết kế và thi công nhà thép tiền chế.
- Nếu chủ đầu tư cần nhà thầu cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị cho đến bàn giao công trình, thì có thể ký kết hợp đồng chìa khóa trao tay.
3.2. Ngân sách của dự án
Chi phí của từng loại hợp đồng là khác nhau. Do đó, chủ đầu tư cần cân nhắc ngân sách của dự án để lựa chọn loại hợp đồng phù hợp.
3.3. Thời gian xây dựng
Thời gian thực hiện dự án cũng là một yếu tố cần được cân nhắc khi lựa chọn loại hợp đồng. Các loại hợp đồng khác nhau sẽ có thời gian thực hiện khác nhau.
3. Những nội dung cần có trong hợp đồng làm nhà tiền chế
Hợp đồng thi công nhà thép tiền chế cần có đầy đủ các nội dung sau:
3.1. Thông tin về các bên tham gia hợp đồng:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email của chủ đầu tư và nhà thầu thi công.
- Đại diện hợp pháp của các bên.
3.2. Nội dung công việc:
- Quy mô công trình
- Diện tích xây dựng
- Kết cấu công trình
- Các hạng mục công việc cần thi công
3.3. Giá cả và thanh toán:
- Giá trị hợp đồng
- Phương thức thanh toán
3.4. Tiến độ thi công:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc thi công
- Tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục công việc
3.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công
3.6. Điều khoản giải quyết tranh chấp:
Cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công
4. Lưu ý khi làm hợp đồng thi công nhà thép tiền chế
Khi làm hợp đồng thi công nhà thép tiền chế, cần lưu ý những điểm sau:
- Hợp đồng cần được soạn thảo đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, tránh gây hiểu lầm cho các bên.
- Các thông tin trong hợp đồng cần được xác định cụ thể, chính xác, phù hợp với thực tế.
- Hợp đồng cần được ký kết bởi các bên tham gia hợp đồng.
5. Mẫu hợp đồng thi công nhà thép tiền chế
Có nhiều nhiều công ty có sẵn các mẫu hợp đồng thi công nhà thép tiền chế, các anh chị có thể tham khảo mẫu trực tiếp từ các nhân viên tư vấn. Hoặc trong trường hợp cần thiết, hãy để lại thông tin liên hệ cho đội ngũ kinh doanh của DNVcons, để nhận được hợp đồng có sẵn nhé.